Giới thiệu Thư viện
Thư viện Trường Đại học Mở TPHCM được thành lập vào ngày 28/02/1991.
Thư viện có diện tích là 1.986m2. Thư viện có hệ thống các phòng đọc như sau:
- Phòng đọc cơ sở chính tại lầu 5, số 97 Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ
Chí Minh.
- Phòng đọc Cơ sở 2, Phường Long Bình Tân, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.
- Phòng đọc Cơ sở 3 – 68 Lê Thị Trung, Bình Dương.
- Phòng đọc Cơ sở 5 – Ninh Hòa, Khánh Hòa.
- Phòng đọc tại điểm học Khu dân cư Nhơn Đức, Huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh.
- Phòng đọc tại điểm học 02 Mai Thị Lựu, Quận 1.
Trang thiết bị thư viện: 01 máy chủ, 122 máy vi tính, và các trang thiết bị khác
phục vụ cho Dịch vụ Thư viện và công tác bạn đọc.
1. Tổ chức
* Thư viện 97 Võ Văn Tần:
- Phòng đọc dành cho sinh viên.
- Kho tài liệu: được tổ chức theo dạng kho mở, chứa giáo trình và các sách tham
khảo.
- Phòng máy: Phục vụ truy cập Internet và đọc CD-ROM.
- Phòng tham khảo: Phục vụ tham khảo luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp, công trình nghiên cứu khoa học và sưu tập tham khảo
(Từ điển, Bách khoa từ điển, Niên giám, Cẩm nang, Sổ tay,…).
- Phòng đọc giảng viên và học viên cao học.
- Phòng kỹ thuật.
* Thư viện tại các điểm học :
- Phục vụ sách, báo, tạp chí, luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập thuộc các
ngành đào tạo đang được giảng dạy tại điểm học của Trường.
2. Phục vụ độc giả
2.1. Đăng ký bạn đọc và thủ tục khi ra vào Thư viện
Tất cả sinh viên của Trường Đại học Mở TPHCM đều được nhà trường khuyến khích sử
dụng thư viện để tự học và nghiên cứu khoa học.
- Khi sử dụng thư viện, bạn đọc phải tuân thủ các quy định chung của nhà trường
và nội quy thư viện.
- Khi vào Thư viện, sinh viên phải xuất trình Thẻ sinh viên và được sử dụng các
dịch vụ của thư viện gồm đọc tại chỗ, mượn sách về nhà, truy cập Internet, …
2.2. Tra cứu tài liệu
• Tra cứu sách:
Sinh viên có thể tự tra cứu hoặc yêu cầu thủ thư hướng dẫn cách tra cứu mục lục
trực tuyến trên máy trạm tra cứu theo 3 loại mục lục: nhan đề, tác giả và đề mục.
Địa chỉ truy cập trang thư viện qua mạng internet: https://thuvien.ou.edu.vn;
• Tra cứu khóa luận tốt nghiệp,luận văn, luận án, công trình nghiên cứu khoa hoc
Sinh viên có thể tra tìm luận văn theo danh mục luận văn đã in ra để tại quầy
lưu hành. Các danh mục luận văn được xếp theo khoa; trong mỗi khoa, xếp theo
ngành; trong mỗi ngành xếp theo thứ tự tên tác giả và đề tài luận văn. Sinh viên
cũng có thể tra cứu luận văn theo địa chỉ tra cứu sách.
• Tra cứu đĩa CD:
Sinh viên có thể tra cứu đĩa CD theo danh mục đĩa CD trên trang web thư viện.
Địa chỉ tra cứu CD tương tự như địa chỉ tra cứu sách.
2.3. Tìm tài liệu
• Tìm sách:
- Sau khi đã tra cứu trên mục lục trực tuyến dữ liệu thư tịch của một cuốn sách,
Sinh viên cần ghi nhớ số hiệu của cuốn sách (số phân loại, ký hiệu tác giả hay
nhan đề). Sinh viên có thể trực tiếp đến kệ sách để tìm theo thứ tự số hiệu.
- Sinh viên cũng có thể vào kho để tìm sách theo bộ môn hay đề tài. Sách được
sắp theo thứ tự số phân loại trên từng dãy kệ. Ở đầu mỗi dãy kệ có ghi rõ sách
trên kệ thuộc số phân loại nào và các bộ môn, đề tài được phản ánh theo các số
phân loại trên.
- Nếu không tìm được tài liệu, bạn đọc có thể tham vấn thủ thư.
• Tìm báo – tạp chí:
- Tại mỗi điểm học đều có báo và tạp chí chuyên ngành để sinh viên tham khảo.
- Phòng đọc tại điểm học Khu dân cư Nhơn Đức có đầy đủ các báo – tạp chí mà thư viện đã mua
theo yêu cầu của Khoa. Báo mới được để tại bàn đọc báo. SV có thể tìm các số báo
cũ trong kho. Nhật báo và tuần báo được xếp trên kệ theo thứ tự chữ cái tên báo
và thời gian. Tạp chí đựng trong hộp 6 tháng cho đến 5 năm sắp trên kệ theo thứ
tự môn, loại, chữ cái tên tạp chí và thời gian của từng tạp chí.
• Tìm luận văn:
- Luận văn được sắp theo khoa, ngành học và theo thứ tự chữ cái tên tác giả. Bạn
đọc tra cứu qua danh mục để biết tên tác giả, ngành học và khoa của một đề tài
luận văn cần tìm. Sau đó bạn đọc có thể tìm luận văn trên kệ .
• Tìm đĩa CD và tài liệu điện tử:
- Sau khi đã biết đề tài của đĩa CD cần đọc, Sinh viên đăng ký yêu cầu tại quầy
lưu hành để được phục vụ đĩa theo yêu cầu.
- Bạn đọc có thể đọc tài liệu điện tử trên trang web thư viện tại menu tài liệu
số.
2.4. Mượn tài liệu xem tại chỗ
Sinh viên được tiếp cận và sử dụng tài liệu trong tất cả các phòng đọc dành cho
sinh viên.
Riêng đối với tài liệu trong phòng của Giảng viên và học viên cao học, Sinh viên
được mượn đọc tại chỗ qua đăng ký mượn tại quầy lưu hành.
• Mượn đĩa CD:
- Sinh viên phải ghi phiếu yêu cầu sử dụng máy tính và đĩa CD. Các đĩa CD có 2
bản sinh viên được mượn về nhà. Trong trường hợp cần thêm thời gian để đọc điã
CD với mục đích cho học tập hay làm bài tiểu luận, SV có thể yêu cầu thủ thư gia
hạn thời gian sử dụng CD.
2.5. Mượn mang về nhà
* Sinh viên:
- Sinh viên được mượn sách về nhà và đĩa CD. (Riêng các sách tham khảo và sách
quý hiếm chỉ được đọc tại chỗ).
- Muốn mượn sách, bạn đọc trình thẻ sinh viên, thủ thư nhập dữ liệu vào máy và
trả thẻ lại.
- Sinh viên được mượn tối đa là 4 cuốn/1 lần mượn. Thời hạn mượn là 20 ngày.
Sinh viên mượn quá thời gian sẽ bị phạt theo quy định của nhà trường.
* Học viên sau đại học:
Học viên cao học được mượn tối đa 04 quyển sách. Thời gian mượn tối đa 01 tháng.
Sau thời hạn 01 tháng nếu học viên chưa trả sách thì xem như bị trễ hạn và vẫn
thực hiện theo quy định chung của nhà trường, đóng tiền phạt trả sách quá hạn là
1.000đ/1quyển/1 ngày quá hạn.
Nghiên cứu sinh được mượn số lượng sách tối đa là 05 quyển. Thời hạn mượn tối đa
04 tháng.
* Viên chức thuộc trường:
Đối với tài liệu là sách và CD-ROM, DVD: Số lượng được mượn tối đa là 10 quyển.
Thời gian mượn tối đa 04 tháng (kể từ ngày mượn). Lãnh đạo Khoa và trưởng Bộ môn
được mượn tài liệu về Khoa để tổ chức cho giảng viên soạn giáo trình, tài liệu
hướng dẫn học tập. Thời gian mượn tối đa là 04 tháng (kể từ ngày mượn).
Đối với tài liệu là báo – tạp chí: Số lượng được mượn tối đa 05 tên báo – tạp
chí. Thời gian mượn tối đa 02 tuần, không gia hạn.
Đối với tài liệu là luận văn, khóa luận tốt nghiệp, công trình nghiên cứu khoa
học: Số lượng được mượn tối đa 04 đề tài. Thời gian mượn tối đa 01 tháng (kể từ
ngày mượn), không gia hạn.
2.6. Dịch vụ tham khảo
- Nếu sinh viên cần tập hợp một số tài liệu để viết tiểu luận, luận văn hay đề
tài nghiên cứu khoa học, thủ thư tham khảo hay chuyên viên của thư viện sẽ giúp
sinh viên tìm và lập một danh mục các sách, báo, tạp chí, luận văn, thông tin
điện tử liên quan đến đề tài nghiên cứu.
2.7. Hướng dẫn độc giả truy cập mạng internet
- Sinh viên được sử dụng Internet miễn phí phục vụ cho mục đích học tập. Thời
gian sử dụng là 1g00. Trong trường hợp bạn đọc cần thêm thời gian truy cập thông
tin phục vụ cho làm bài tiểu luận, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học, bạn đọc
có thể gia hạn thời gian sử dụng thêm 1g00.
- Sinh viên có thể yêu cầu thủ thư hay cán bộ công nghệ thông tin của thư viện
hướng dẫn tìm tài liệu điện tử cần thiết cho học tập và nghiên cứu khoa học.
* Video giới thiệu Thư viện